Dị ứng khẩu trang y tế phải làm sao?

Dị ứng khẩu trang y tế phải làm sao?

Đeo khẩu trang y tế giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 và lây lan cho người khác, nhưng đeo khẩu trang thường xuyên cũng có thể gây ra các vấn đề về da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Vậy phải làm sao để ngăn ngừa và đối phó với các tình trạng dị ứng với khẩu trang y tế? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Các vấn đề dị ứng với khẩu trang y tế thường gặp

Các vấn đề dị ứng khẩu trang y tế thường liên quan đến da, chẳng hạn như mụn, da bong tróc, phát ban hoặc ngứa ngáy, đặc biệt khi chúng ta phải đeo khẩu trang nhiều giờ liền trong ngày dưới thời tiết nắng nóng.

Tình trạng dị ứng da do đeo khẩu trang y tế lâu ngày

Cụ thể:

  • “Mụn khẩu trang”: là tình trạng các nốt mẩn đỏ hoặc triệu chứng mụn ngày càng trầm trọng hơn do đeo khẩu trang. Các mụn này có xu hướng mọc xung quanh vùng miệng và mũi của bạn, nhưng đôi khi nó còn xuất hiện ở cả đường viền hàm trên mặt. Đó là bởi vì đeo khẩu trang có thể tạo nên bả nhờn và khiến cho phần da tiếp xúc với khẩu trang bị ẩm ướt. Điều này làm cho tình trạng mụn đã có từ trước trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra mụn mới do làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Da khô và môi nứt nẻ: Đây cũng là vấn đề thường gặp khi đeo khẩu trang y tế quá lâu, bởi vì một số khẩu trang có thể hút độ ẩm trên da, khiến da chúng ta bị khô đi. 
  • Phát ban, ngứa và viêm da: tình trạng này thường xảy ra với các vùng da nhạy cảm khi tiếp xúc với khẩu trang như miệng, cằm, xung quanh cánh mũi. Nguyên nhân có thể là do da bị kích ứng khi ma sát với khẩu trang hoặc do bạn bị dị ứng với vật liệu của khẩu trang, chẳng hạn như dây đeo cao su hoặc gọng kim loại ở mũi.

Cách ngăn ngừa và đối phó với tình trạng dị ứng khi đeo khẩu trang y tế

1. Chọn khẩu trang y tế chất lượng

Khẩu trang có thể làm tăng nhiệt độ, độ ẩm và ma sát khiến cho da dễ bị kích ứng hơn đối với những người có làn da nhạy cảm. Do đó mà chọn loại khẩu trang y tế đạt tiêu chuẩn từ các thương hiệu đã được công nhận, chẳng hạn như Doctor K, là điều quan trọng hàng đầu.

Để tránh tình trạng ngứa ngáy hoặc viêm da, bạn nên tránh chọn các loại khẩu trang y tế làm từ vải tổng hợp chẳng hạn như nylon, polyester và rayon. Các loại vải tổng hợp này có nhiều khả năng gây kích ứng cho da của bạn. Tốt nhất nên chọn khẩu trang làm từ sợi tự nhiên như bông hoặc vải kháng khuẩn.

Khẩu trang y tế Doctor K thường có từ 3 – 4 lớp vải có tác dụng kháng khuẩn và an toàn cho da. Bên cạnh đó, dây đeo và nẹp định hình khẩu trang Doctor K cũng được làm từ những chất liệu “thân thiện” với da mặt, chứ không phải là dây đeo cao su hay nẹp mũi làm từ niken đã được cảnh báo là có thể gây phản ứng với một số người, do đó mọi người dùng đều có thể yên tâm khi sử dụng.

Khẩu trang y tế Doctor K được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y Tế Việt Nam, đảm bảo an toàn cho da

2. Đeo khẩu trang y tế đúng cách

Một cách nữa để bảo vệ khuôn mặt của bạn, tránh làm da khô hoặc nứt nẻ đó là đeo khẩu trang y tế đúng cách, đảm bảo khẩu trang vừa ôm khít mặt và phải che được cả mũi và miệng, không được hở quá mức nhưng cũng không được đeo quá chặt.

Đeo khẩu trang y tế đúng cách cũng là một biện pháp giảm tình trạng dị ứng

Vì vậy mà khi chọn khẩu trang, tốt nhất nên chọn loại có thể dễ dàng điều chỉnh dây đeo, hoặc dây đeo có độ co giãn, đàn hồi tốt. Đối với phần nẹp mũi, bạn có thể sử dụng miếng lót vải để ngăn chặn nó tiếp xúc với da gây dị ứng.

3. Giữ khẩu trang luôn sạch sẽ

Đối với khẩu trang y tế dùng một lần, không nên chạm tay vào mặt trong khẩu trang để tránh vi khuẩn bám vào, đồng thời bỏ khẩu trang vào thùng rác ngay khi dùng xong bởi vì kết cấu của loại khẩu trang này không thể giặt để tái sử dụng nhiều lần.

Đối với các loại khẩu trang y tế dùng nhiều lần, có thể giặt bằng cách ngâm nước nóng hoặc xà phòng sau đó sấy bằng máy sấy để tái sử dụng cho các lần sau, tuy nhiên chỉ giặt tối đa không quá 10 lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý không xịt chất khử trùng vào khẩu trang y tế của bạn.

4. Chăm sóc da sau khi sử dụng khẩu trang và hạn chế trang điểm nếu có thể

  • Để hạn chế “mụn khẩu trang”, hãy làm sạch da cẩn thận bằng sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi về nhà và tháo khẩu trang y tế ra. Nhưng cũng cần lưu ý không nên tẩy trang quá kỹ vì có thể gây khô da. Phản ứng tự nhiên của da khi bị khô là tạo ra nhiều dầu hơn, điều này có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm không gây mụn, các sản phẩm hữu cơ an toàn cho da để giảm khả năng lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
  • Hạn chế trang điểm hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa dầu ở phần mặt được che bởi khẩu trang bởi vì điều này cũng có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
  • Một số sản phẩm dành cho da như những sản phẩm chống lão hóa, điều trị tình trạng da hoặc tạo hương thơm… có thể gây kích ứng khi kết hợp với khẩu trang y tế, vì vậy nếu có thể hãy tạm thời tránh dùng những sản phẩm này.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ về khẩu trang y tế Doctor K nếu bạn có nhu cầu nhé!

Bài trước Bài sau